Tư vấn đổi họ cho con theo quy định của pháp luật hiện hành

Tư vấn đổi họ cho con   

Câu hỏi về tư vấn đổi họ cho con

       Bà Mai Thị X (sinh năm 1973) gửi văn bản yêu cầu tư vấn đổi họ cho con với nội dung như sau: Chồng bà mất năm 1997, bà ở vậy thờ chồng và nuôi các con ăn học. Sau 14 năm, các con của bà khôn lớn, lập gia đình và lập nghiệp xa quê. Lo sợ về già không có ai để nương tựa, bà nảy sinh ý định làm mẹ đơn thân, sinh thêm một đứa con và ở vậy thờ chồng.

        Năm 2011, bà mang thai và sinh con, gia đình nhà chồng bất bình với hành động của bà nên không đồng ý cho con mang họ Đào (họ của chồng), do đó, bà làm khai sinh cho con mang họ của mình là họ Mai. Từ năm 2011 đến nay, bà vẫn ở vậy nuôi con và gánh vác công việc nhà chồng, nhà thờ họ như ngày chồng còn sống. Từ đó, gia đình nhà chồng và gia tộc họ Đào chấp nhận việc bà sinh thêm con cho dù cháu không phải là con của chồng bà, chấp nhận cho cháu đổi sang họ Đào.

        Bà X đã đến cơ quan Tư pháp xã trình báo nhưng được trả lời không đổi họ được vì chồng bà mất năm 1997, đã khai tử mà con lại sinh năm 2011.Trường hợp của bà đã trình bày trên, khi được sự đồng ý của gia đình nhà chồng và dòng họ Đào cho con bà đổi từ họ Mai sang họ Đào có làm được không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? Nếu không được thì lý do là gì?

Câu trả lời về tư vấn đổi họ cho con

Thay đổi họ cho con
Thay đổi họ cho con

Căn cứ pháp lý về tư vấn đổi họ cho con

Nội dung tư vấn về tư vấn đổi họ cho con 

       Với nội dung như bà X trình bày ở trên thì cơ quan Tư pháp xã không tiến hành thủ tục đổi từ họ Mai sang họ Đào là có căn cứ, bởi lẽ:

1. Căn cứ xác định họ của con

       Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ”.

       Khoản 2 Điều 26 cũng quy định: “Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ…”. Trong trường hợp nêu trên, cháu bé là con đẻ và là con riêng của bà Hà mà không phải con chung của bà Hà với chồng trong thời kỳ hôn nhân.

       Như vậy, khi cha mẹ thỏa thuận đặt họ cho con thì con sẽ lấy họ theo thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp 2 bên cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì sẽ đặt theo tập quán ở địa phương là lấy theo họ cha hay họ mẹ. Do đó, về nguyên tắc, con sinh ra sẽ mang họ cha đẻ hoặc họ mẹ đẻ chứ không có quy định được lấy họ của người khác.

2. Căn cứ đổi họ

       Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các cá nhân được có quyền đổi họ trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
  • Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
  • Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
  • Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
  • Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
  • Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

       Chiếu theo các trường hợp trên thì trường hợp thay đổi họ của bà X không thuộc một trong các trường hợp được quyền thay đổi họ theo quy định của pháp luật dân sự. Do đó, X không thể làm thủ tục thay đổi họ của con từ họ Mai (họ của mẹ đẻ) sang họ Đào (họ của người khác), cho dù dòng họ Đào đã thống nhất nhận cháu là con cháu trong họ.

     Bài viết tham khảo:

       Trên đây là nội dung tư vấn về Tư vấn đổi họ cho con theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách có thể liên hệ  Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia theo  số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatsuhoanggiatn@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

         Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi