Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật lao động 2019;
- Các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Khi nào người sử dụng lao động được phép điều chuyển người lao động đi làm việc khác so với hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 29 Bộ Luật lao động quy định: “Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động…”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động chỉ được chuyển người lao động sang một vị trí khác trong các trường hợp sau:
- Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;
- Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Sự cố điện, nước;
- Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh;
Đối với trường hợp chuyển người lao động sang làm công việc khác do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thì doanh nghiệp phải quy định cụ thể các trường hợp này trong nội quy của doanh nghiệp.
Thời hạn điều chuyển người lao động đi làm việc khác so với hợp đồng lao động
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Người sử dụng lao động chỉ được phép điều chuyển người lao động trong thời hạn tối đa là 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp người lao động có đồng ý.
Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ Luật lao động.
Mức lương sau khi điều chuyển người lao động
Người lao động bị điều chuyển được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bài viết tham khảo:
- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động (NLĐ) làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Treo biển quảng cáo có cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Để được tư vấn về chi tiết,xin liên hệ Công ty Luật TNHH Ninh Hoàng Gia theo số điện thoại0944.16.26.36hoặc gửi câu hỏi về Email:luatninhhoanggia@gmail.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.
Luật Ninh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!