VAI TRÒ CỦA QUẢN TÀI VIÊN TRONG VỤ VIỆC PHÁ SẢN

         Vai trò của quản tài viên trong vụ việc phá sản

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014 Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. Như vậy, Quản tài viên là một nghề nghiệp để gọi cho một cá nhân, nghề nghiệp này liên quan đến lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản khi giải quyết phá sản.

Vai trò của quản tài viên thể hiện trong suốt quá trình giải quyết thanh lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản. Quản tài viên bắt đầu tham gia vụ việc khi được thẩm phán chỉ định và kết thúc khi chấp hành viên thi hành xong quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định vai trò của Quản tài viên gồm:       

Thứ nhất, Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Bao gồm các hoạt động sau:

  • Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ

– Xác định các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, tài sản nợ và giao dịch trước đây của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, đặc biệt là những giao dịch diễn ra trong giai đoạn 18 tháng trước khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
– Xác định bên thứ ba nào đã giao dịch với con nợ, đặc biệt trong thời gian nêu trên để phát hiện giao dịch thuộc trường hợp bị tuyên bố vô hiệu để đề nghị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
– Nếu không thể tự mình thu thập có thể đề nghị Thẩm phán thu thập tài liệu, chứng cứ.

  • Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ

Đây chính là hoạt động xây dựng, cập nhật thông tin, đính chính thông tin, kiểm tra độ chính xác của thông tin về tài sản, về chủ nợ, người mắc nợ… Quản tài viên thông báo cho Hội nghị chủ nợ tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác tại Hội nghị chủ nợ.

  • Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản.

– Quản tài viên được phép thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.
– Quản tài viên phải bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, của các chủ nợ, người lao động… khi bán, thanh lý tài sản.
– Quản tài viên có quyền đề nghị Thẩm phán tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu phát hiện việc tẩu tán tài sản.       

Thứ hai, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

Quản tài viên sau khi bán, thanh lý tài sản phải gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng và báo cáo cơ quan Thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc thanh lý tài sản.
Bên cạnh đó, Quản tài viên có quyền đại diện cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.        

Các bài viết tham khảo:

Để được tư vấn về chi tiếtxin liên hệ Công ty Luật TNHH Ninh Hoàng Gia theo số điện thoại 0944.16.26.36 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatninhhoanggia@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

Luật Ninh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi