Chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình tổ chức khác

Căn cứ pháp lý:
          – Luật Hợp tác xã 2012;
          – Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã;
          – Văn bản số 3763/BKHĐT-HTX ngày 05/6/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình tổ chức khác;

Nội dung:

            Việc chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình tổ chức khác được quy định chi tết tại Văn bản số 3763/BKHĐT-HTX ngày 05/6/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
             Trình tự chuyển đổi như sau: Căn cứ vào Điều 62 Luật Hợp tác xã và khoản 2 Điều 32 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã, các hợp tác xã tự rà soát, đánh giá tổ chức và hoạt động của mình. Nếu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã không phù hợp với quy định của luật, hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác và không rơi vào tình trạng “mất khả năng thanh toán” như quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì thực hiện các bước chuyển đổi dưới đây:

Bước 1: Tổ chức đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc chuyển đổi hợp tác xã:
            – Chuẩn bị đại hội thành viên theo quy định tại Điều 31, 32 và 33 Luật Hợp tác xã và khoản 2 Điều 32 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
            – Đại hội thành viên biểu quyết và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện để thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo quy định tại Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012.

Bước 2: Thực hiện giải thể tự nguyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 193/2013.
Hội đồng giải thể thực hiện các công việc theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012, tham khảo trình tự gồm các bước như:
           – Lập báo cáo kiểm kê, đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động và tài chính của hợp tác xã.
           – Xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng kinh tế của hợp tác xã và thông báo công khai cho thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức liên quan.
           – Hội đồng giải thể lập biên bản nhất trí phương án giải thể tự nguyện nếu được các thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức liên quan chấp thuận,….

Bước 3: Thành lập tổ chức mới theo quy định của pháp luật
Việc thành lập tổ chức mới được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với tổ chức mới tương ứng.

 Để được tư vấn về chi tiết, xin liên hệ:
Công ty Luật TNHH Ninh Hoàng Gia theo số điện thoại 0944.16.26.36 
hoặc gửi câu hỏi về Email: luatninhhoanggia@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi