Quy định về khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật

Khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật

Câu hỏi:

 Chào Luật sư! Tôi có vấn đề khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật cần nhờ Luật sư tư vấn như sau: Đầu năm nay, tôi có mua được một thửa đất từ người quen và mãi đến cách đây 1 tháng trước người bán mới dọn đi và giao nhà đất lại cho tôi. Tôi đã thuê thợ về đập nhà cũ đi để xây mới, trong đó có việc cải tạo tại móng nhà. Trong khi đào lại móng nhà lên, tôi có phát hiện được ba pho tượng phật quan âm và một rương đồ gốm sứ. Tôi không biết số đồ cổ này có phải nộp cho cơ quan nhà nước hay không? và nếu nộp tôi có được nhận một phần bồi thường nào từ việc giao nộp đồ cổ đó không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư đã tư vấn!

Câu hỏi trả lời của luật sư về khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật

 Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật, chúng tôi xin đưa ra tư vấn về khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật như sau:

1. Căn cứ pháp lý về khen thưởng đối với người phát hiện ra đồ vật

2. Nội dung tư vấn về khen thưởng đối với người phát hiện ra đồ vật

Việc phát hiện ra cổ vật khi làm đất xây dựng nhà ở đã không còn khó gặp trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, cá nhân, hộ gia định phát hiện ra cổ vật lại không biết được chính xác việc xử lý, giải quyết số cổ vật đó như thế nào. Chính vì vậy, họ cũng không biết được rõ ràng cơ chế khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật được pháp luật quy định ra sao. Dưới đây là một số nội dung cơ bản về việc khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật, cụ thể:

2.1. Khái niệm cổ vật

Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2013 quy đinh:

“Điều 4.

6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.”

Như vậy, có thể hiểu rằng theo quy định của pháp luật, cổ vật cũng có thể được hiểu là di sản văn hóa. Việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức phát hiện ra cổ vật đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

Như vậy, với câu hỏi về khen thưởng đối với người phát hiện cổ vật của bạn thì chúng tôi xin đưa ra tư vấn như nội dung trình bày trên. Gia định bạn phát hiện ra số cổ vật trên phải giao nộp
Quy định về khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật

2.2. Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-Cp quy định:

Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân

2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:

a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).

b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).

c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).

…”

Như vậy, có thể hiểu rằng việc bạn phát hiện ra cổ vật ở trong lòng đất khi đang đào móng xây dựng nhà ở thì số lượng cổ vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy trên đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam cũng quy định vật, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia… sẽ thuộc quyền sở hữu thuộc của toàn dân, Nhà nước đại diện quản lý.Tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc ngẫu nhiên tìm thấy tài sản đó được thưởng một khoản tiền thưởng theo quy định và được trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản (nếu có).

2.3. Khen thưởng đối với người phát hiện ra cổ vật

Căn cứ Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 quy định các trường hợp được nhận thưởng như sau:

  • Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.

Mức tiền thưởng đối với các trường hợp nêu trên căn cứ vào phần giá trị của tài sản. Nếu tài sản có giá trị đến 10 triệu đồng, mức thưởng là 30%; từ 10 – 100 triệu đồng, mức thưởng là 15%; từ 100 triệu – 01 tỷ đồng, mức thưởng là 7%; từ 1 – 10 tỷ đồng, mức thưởng là 1% và từ 10 tỷ đồng trở lên, mức thưởng là 0,5%.

Đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở, sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp được hưởng giá trị bằng 10 lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, với câu hỏi của bạn thì chúng tôi xin đưa ra tư vấn như nội dung trình bày trên. Gia định bạn phát hiện ra số cổ vật trên phải giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và gia đình bạn sẽ nhận được một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Bài viết tham khảo:

Đề được tư vấn về Quy định về khen thưởng đối với người phát tìm thấy cổ vật, xin liên hệ theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email:luatsuhoanggia@gmail.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

 Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cám ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi