Trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai

Trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư

 Việc giao đất, cho thuê đất nhằm thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế thường là lựa chọn của các chủ đầu tư tại địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều chủ đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã vi phạm quy định của pháp luật về đất đai (sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất, chậm sử dụng đất hoặc không đưa vào thực hiện dẫn đến việc lãng phí đất đai) gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong vùng quy hoạch dự án. Những cá nhân, tổ chức này phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai trên.

Như vậy, các dự án... diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai,...
Trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai

 Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến nay, số lượng các dự án được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất cho doanh nghiệp khoảng 1000 dự án và trong đó trung bình khoảng 200 dự án mỗi năm. Trong thời gian gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Thanh tra Sở chủ trương kết hợp với các Phòng chuyên môn, Ban, Ngành của UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra 416 lượt dự án sử dụng đất. Trong đó, 236 dự án có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai qua các hình thức khác nhau, chủ yếu là do không sử dụng đất liên tục. Về việc chậm tiến độ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 37 khu đất thuê, giao với tổng diện tích trên 126 ha. UBND tỉnh đã quyết định thu hồi 23 dự án giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất các xã, phường quản lý theo quy hoạch. Từ những số liệu trên cho thấy, số lượng các dự án chậm triển khai, dự án treo theo quy định chiếm tỷ lệ không hề nhỏ trong tổng số dự án được phê duyệt.

 Bên cạnh các dự án được phát triển hiệu quả nhằm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội góp phần làm thay đổi diện mạo của các địa phương thì vẫn có những dự án triển khai không hiệu quả. Thậm chí có những dự án sau khi lấy hàng 1000 ha đất nông nghiệp màu mỡ của người dân nhưng sau hàng thập kỷ vẫn không triển khai thực hiện và đất màu thì bị bỏ hoang hóa không thể hồi phục sản xuất. Các dự án treo khiến cho người dân thuộc diện bị quy hoạch gặp rất nhiều khó khăn “đi không được ở không xong”. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm của các chủ đầu tư lại chưa được thực hiện, chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với hậu quả của các chủ đầu tư tại các dự án này. Cuối cùng, người dân thuộc diện quy hoạch vẫn là người chịu hậu quả. Còn các chủ đầu tư của các dự án chậm phát triển dự án treo bằng nhiều hình thức khác nhau để giữ đất, kéo dài thời gian thực hiện dự án, trốn tránh trách nhiệm của mình.

 Xung quanh vấn đề trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm phát triển, dự án treo, Phóng viên Đài truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trịnh Ngọc Ninh – Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia vào ngày 29/08/2020 như sau:

Phóng viên: Thưa Luật sư! Trong những năm vừa qua, trên thực tế có rất nhiều các dự án chậm triển khai trong nhiều năm, thậm chí, có những dự án đã lấy đất hàng chục năm mà vẫn không triển khai thực hiện. Vậy, xin Luật sư cho biết, theo quy định của pháp luật, những dự án này sẽ bị xử lý như thế nào? Trong trường hợp nào thì chủ đầu tư sẽ bị thu hồi Giấy phép đầu tư ạ?

 Luật sư Trịnh Ngọc Ninh: Đối với các dự án được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì chủ đầu tư phải tiến hành thực hiện dự án theo thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu chủ đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện so với cam kết trong Giấy chứng nhận đầu tư quá 12 tháng thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thực hiện xây dựng dự án đầu tư để xin cấp phép đầu tư phải hết sức lưu ý về vấn đề này để tránh bị cơ quan Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư do không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện.

Như vậy, các dự án chậm phát triển, dự án treo đang là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai,
Luật sư Trịnh Ngọc Ninh – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia trao đổi về vấn đề Trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai

Phóng viên: Đối với những dự án chậm triển khai hoặc những dự án thuê sử dụng sai mục đích thì chủ đầu tư sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

 Luật sư Trịnh Ngọc Ninh: Đối với các dự án mà chủ đầu tư vi phạm thời hạn sử dụng đất thì chưa đủ căn cứ để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất. Các trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt có thể lên đến 50 triệu đồng. Và trong trường hợp này, đây cũng là một trong các tình tiết để đánh giá nếu như còn tái phạm sẽ là cơ sở để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi dự án.

Phóng viên: Có một thực tế rằng trong nhiều trường hợp khi dự án bị thu hồi đất, tuy nhiên, chủ đầu tư đã có những đầu tư nhất định hoặc có đầu tư rất lớn vào khu đất thuê. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có được hoàn trả lại kinh phí đã đầu tư vào đất cũng như là hoàn trả một phần tiền thuê đất, tiền sử dụng đất không ạ?

 Luật sư Trịnh Ngọc Ninh: Nếu chủ đầu tư vi phạm với thời hạn là 12 tháng liên tiếp không sử dụng đất thì thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi hoặc nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ thời điểm Nhà nước cho gia hạn mà chủ đầu tư cũng không thực hiện việc đầu tư vào dự án (xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà máy hoặc các công trình trên đất theo đúng thiết kế trong Giấy phép xây dựng đã được duyệt) thì chủ đầu tư có thể bị Nhà nước thu hồi đất và khi Nhà nước thu hồi đất thì chủ đầu tư không được bồi hoàn các chi phí đầu tư vào đất trước đó do lỗi vi phạm của nhà đầu tư, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà Nhà nước thu hồi (thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do quốc phòng an ninh mà trước đó cấp cho dự án rồi sau đó lại vì lý do quốc phòng an ninh nên Nhà nước phải thu hồi để thực hiện các mục đích công cộng, mục đích quốc phòng an ninh,…) mới được bồi hoàn các chi phí đầu tư vào đất. Còn lại, các trường hợp do chủ đầu tư vi phạm thì không được Nhà nước bồi hoàn.

Phóng viên: Xin luật sư cho biết theo quy định của pháp luật, pháp luật quy định như thế nào về tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư triển khai các dự án cũng như là một số lưu ý khi lựa chọn chủ đầu tư để dự án được triển khai có hiệu quả.

 Luật sư Trịnh Ngọc Ninh: Vai trò của cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các quy trình để lựa chọn Nhà đầu tư mang yếu tố quyết định. Chính vì vậy, hệ thống các văn bản pháp pháp luật liên quan như Luật Đấu giá, Luật Đấu thầu đã có những quy định mới rất chặt chẽ để đảm bảo việc lựa chọn chính xác những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có năng lực. Trên thực tế, đối với các hồ sơ dự thầu hoặc các hồ sơ tham gia dự tuyển về đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay đã có các cơ chế đặc biệt như đấu thầu, đấu giá qua mạng cũng là một trong những yếu tố khắc phục các hạn chế trước đây đối với các dự án sử dụng đất chưa có đất sạch. Phát luật đã có quy định rất rõ ràng rằng chủ đầu tư phải thỏa thuận đối với người có đất. Trong trường hợp trên, nếu chủ đầu tư không có năng lực thì không thể có những thỏa thuận để đền bù cho người có đất. Đây là cơ chế, thước đo để đánh giá về năng lực của nhà đầu tư và kể cả khi họ được chấp nhận chủ trương đầu tư dự án nhưng họ không thỏa thuận được với người có đất thì dự án đó cũng không được triển khai trên thực tế. Cuối cùng, các dự án chỉ định nhà đầu tư đã được pháp luật thu hẹp (trừ những dự án đặc thù phục vụ mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,… ) thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư thực hiện và theo một quy trình giám sát hết sức chặt chẽ.

Phóng viên: Xin cảm ơn Luật sư đã tham gia cuộc trao đổi với chúng tôi!

Như vậy, các dự án chậm phát triển, dự án treo đang là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai, dự án treo là điều bắt buộc. Các cá nhân, tổ chức này phải có trách nhiệm nhất định đối với các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần (nếu có) theo quy định của pháp luật đối với hậu quả từ hành vi của mình.

 Xin cảm ơn đã theo dõi!

 Bài viết tham khảo:

 Đề được tư vấn về Trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong các dự án chậm triển khai, xin liên hệ Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatsuhoanggiatn@gmail.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

 Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cám ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi