Khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Luật sư năm 2020

Khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Luật sư

Để đảm bảo nghĩa vụ của Luật sư về thời gian bồi dưỡng bắt buộc, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, ứng xử đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam theo tinh thần của Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15/03/2019, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa vinh dự tổ chức chương trình tập huấn Luật sư năm 2020. Dựa trên cơ sở nội dung chương trình xây dựng theo từng năm đã được Liên Đoàn Luật sư Việt Nam phê duyệt, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với giao lưu giữa các Đoàn Luật sư Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình vào ngày 07 tháng 11 năm 2020. Khóa học này đã làm tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa và các Đoàn Luật sư tham gia.

 Ngày 07/11/2020, Khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các Luật sư thành viên, người tập sự luật sư của 4 tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên và Hòa Bình với gần 130 luật sư, người tập sự luật sư đã được tổ chức tại Hội trường tầng 9 Khách sạn Phượng Hoàng 3 – 96 Đường Lê Hoàn, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Luật sư, người tập sư luật sư được mời tham gia để học hỏi, trao đổi, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn từ các ý kiến khác của luật sư đồng nghiệp. Trong đặc biệt, các luật sư có cơ hội được thảo luận cùng các Luật sư, Tiến sỹ Luật có nhiều năm kinh nghiệm như TS.LS Phan Trung Hoài, LS Nguyễn Minh Tâm, GS.TS. Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh.

Các Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên và Hòa Bình

 Khai mạc Chương trình tập huấn là Lời phát biểu của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa – Luật sư Trịnh Ngọc Ninh. Chương trình Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các Luật sư, người tập sự luật sư gồm hai phần:

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Thanh Hóa – ông Trịnh Ngọc Ninh phát biểu khai mạc

 Thứ nhất, phần trình bày, thảo luận của TS.LS Phan Trung Hoài, GS.TS Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh về chuyên đề “Quán triệt và thực tiễn áp dụng Thông tư 46/2019/TT-BCA”. Trong đó, một điểm đáng chú ý tại Thông tư 46/2020/TT – BCA như: thông báo và thủ tục đăng lý bào chữa, bảo vệ; bảo đảm thực hiện một số hoạt động của luật sư (Bảo đảm sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tiến hành các hoạt động tố tụng, phát hiện người bảo chữa và cán bộ điều tra vi phạm pháp luật,…). Ngoài ra, Khóa bồi dưỡng còn thảo luận thêm về các vấn đề quan hệ phối hợp và cơ chế giải quyết bảo vệ quyền hành nghề của luật sư.

Trình bày chuyên đề” Quán triệt và thực tiễn áp dụng Thông tư 46/2019/TT-BCA”

 Thứ hai, phần trình bày thảo luận của LS Nguyễn Minh Tâm, TS.LS Phan Trung Hoài về chuyên đề: “Một số điểm mới trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”. Trong nội dung phần chuyên đề này, LS Nguyễn Minh Tâm chia sẻ về sự cần thiết của việc phải sửa đổi, bồ sung Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, đính hướng cơ bản và quá trình xây dựng dự thảo Bộ quy tắc. Ngoài ra, các Luật sư, người tập sự luật sư cùng thảo luận về một số điểm mới trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

 

Trình bày chuyên đề: ” Một số điểm mới trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam”

Đại diện Đoàn Luật Sư tỉnh Thanh Hóa tặng quà lưu niêm cho
LS.Nguyễn Minh Tâm; GS,TS Trung Tướng Nguyễn Ngọc Anh; TS, LS Phan Trung Hoài

 Kết thúc thời gian bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luật sư, các luật sư, người tập sự luật sư của 4 tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên và Hòa Bình được ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng kỷ luật và Văn phòng Đoàn tỉnh Thanh Hóa đón tiếp đại biểu dự tiệc Liên hoàn giao lưu tại tầng 10 Khách sạn Phượng Hoàng 3 trong bầu không khi vui vẻ, sôi nổi.

Tặng quà lưu niệm cho các Đoàn Luật sư

 Với thời lượng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư một ngày là không thể đủ để các luật sư, người tập sự luật sư trao đổi hết các vấn đề cần giải đáp nên chỉ có thể thảo luận về các vấn đề nòng cốt. Khóa học bồi dưỡng đã kết thúc nhưng các luật sư, người tập sự luật sư vấn trao đổi không ngừng về những nội dung thảo luận. Điều này khẳng định về hiệu quả của việc quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư trong quá trình hành nghề đối với các Luật sư là cần thiết và hợp lý.

Bài viết tham khảo:

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi