Tải Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, của phương tiện giao thông và người tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, Luật cùng quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm,… Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bắt đầu có hiệu lực pháp luật vào ngày 01/07/2009.

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

Luật số: 23/2008/QH12

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2008

LUẬT

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
  2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
  3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
  4. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
  5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
  6. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
  7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

(………………………………………………………..)

Bạn có thể tải Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Luật Giao thông đường bộ 2008

Bài viết tham khảo:

Đề được tư vấn về Tải Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xin liên hệ theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatsuhoanggiatn@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi