Trốn tránh cách ly y tế bị xử phạt như thế nào

Trốn tránh cách ly y tế và chế tài của pháp luật

     Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang là mối lo ngại của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trước đại dịch Covid-19, các quốc gia đang phải gồng mình phòng, chống dịch bệnh thì một số cá nhân trở về từ vùng dịch bệnh lại tìm cách trốn tránh cách ly y tế. Hành động thiếu ý thức này đã để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội và đáng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Căn cứ pháp lý về trốn cách ly y tế và chế tài của pháp luật

Nội dung tư vấn về trốn cách ly y tế và chế tài của pháp luật

1. Đối tượng phải thực hiện cách ly y tế

       Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007:

Điều 49. Tổ chức cách ly y tế

1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.”

       Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định chi tiết biện pháp cách ly y tế như sau:

       Đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly (theo phân loại bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm).

       Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch;hoặc người đã từng tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm (còn gọi là F1). Ngoài ra, tùy theo tình trạng nguy hiểm của dịch bệnh mà Chính phủ còn có thể yêu cầu cách ly ly những trường hợp tiếp xúc với những người tiếp xúc với đối tượng mang bệnh truyền nhiễm (còn gọi là F2).

trốn tránh cách ly y tế
                    Trốn tránh cách ly y tế bị xử phạt như thế nào

2. Xử phạt hành chính đối với hành vi trốn tránh cách ly y tế

2.1. Xử phạt hành chính đối với người trốn tránh cách ly

       Đối với những người trốn tránh cách ly y tế, Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP;
  • Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
  • Đối với kiểm dịch y tế ở biên giới, người dân cần phải cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh. Trong trường hợp này có thể bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa và các đối tượng phải kiểm dịch khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2.2. Các trường hợp cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp cưỡng chế

      Đối với những trường hợp cần phải cách ly được quy định tại Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Điều 1 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP nêu trên mà không tiến hành cách ly, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cưỡng chế cách ly theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:

  • Đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Đối tượng mắc một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;
  • Đối tượng đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch;hoặc người đã từng tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm.

       Như vậy, ba nhóm đối tượng kể trên nếu trốn tránh cách ly y tế thì cơ quan nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế cách ly.

       Những trường hợp nguy hiểm hơn kể đến như là đối tượng mang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A phải tiến hành cách ly, kiểm tra y tế tại các cửa khẩu nhưng trốn tránh, không thực hiện cách ly, Chính phủ quy định phải tiến hành cách ly những đối tượng này trong thời gian trong vòng 06 giờ kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ.

Trốn tránh cách ly y tế
                                          Khu vực cách ly y tế đặc biệt

2.3. Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi trốn tránh cách ly y tế

       Ngoài trách nhiệm về hành chính, người có hành vi trốn tránh cách ly có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể tại Điều 240 Bộ luật Hình sự có quy định như sau:

  • Phạt tù từ 1- 5 năm hoặc phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng đối với hành vi không tiến hành cách ly khiến dịch bệnh dễ dàng bị lây lan.
  • Phạt tù từ 5 – 10 năm đối với các trường hợp: Không tiến hành cách ly y tế dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Y tế hoặc làm chết người.
  • Phạt tù từ 10 – 12 năm đối với các trường hợp: Không tiến hành cách ly y tế dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng hoặc làm chết 02 người trở lên.

       Như vậy, mức phạt tù tối đa lên đến 12 năm đối với người có hành vi không tiến hành cách ly làm lây lan dịch bệnh cho người khác.

       Bài viết tham khảo:

         Để được tư vấn về Trốn tránh cách ly y tế bị xử phạt như thế nào, xin liên hệ Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatsuhoanggia@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

         Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi