Tải Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nghị định 125/2020/NĐ-CP

      Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn. Nghị định này quy định chung vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn; quy định hành vi vi phạm hành chính về thuế và hình thức xử lý, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; quy định hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn và hình thức xử lý, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; quy định thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số: 125/2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ, HÓA ĐƠN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Nghị định này không áp dụng đối với vi phạm hành chính về phí, lệ phí; vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan quản lý thu và vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

  1. Đối tượng áp dụng
  2. a) Người nộp thuế;
  3. b) Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;
  4. c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  2. Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  3. Số tiền thuế trốn là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản vi phạm hành chính, biên bản thanh tra (kiểm tra) thuế.
  4. Văn bản hướng dẫn của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế là văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành để hướng dẫn một hoặc nhiều người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế trong một tình huống cụ thể.
  5. Quyết định xử lý của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế là quyết định xử lý về hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế; quyết định miễn, giảm thuế; quyết định về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; xử lý số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hoặc được hoàn hoặc số lỗ chuyển kỳ sau trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
  6. Ngày bắt đầu tính quá thời hạn tại Điều 10, 11, 13, 14 và 19 Nghị định này là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp được gia hạn, ngày bắt đầu tính quá thời hạn là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn gia hạn.
  7. Vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp là vụ việc được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; vụ việc cần tham vấn từ các cơ quan, tổ chức chuyên ngành; vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hoặc hành vi trốn thuế.
  8. Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc hành vi trốn thuế liên tiếp từ ba kỳ tính thuế trở lên.

(……………………………………………………)

Bạn có thể tải Nghị định 125/2020/NĐ-CP: Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Bài viết tham khảo:

         Để được tư vấn về Tải Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, xin liên hệ Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatsuhoanggiatn@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

         Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với chúng tôi