Luật sư Trịnh Ngọc Ninh trả lời phòng về quy định quản lý người dưới 18 tuổi mua rượu, bia, thuốc lá

Quy định quản lý người dưới 18 tuổi mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá

 Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam về quy định của pháp luật đối với việc quản lý người dưới 18 tuổi mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá.

Phóng viên: Từ ngày 15/11/2020, Nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực. Đa số người dân đồng tình cấm trẻ em nghiện ngập, thuốc lá, rượu bia,… Tuy nhiên, một số quy định đang gây tranh cãi về tính khả thi khi áp dụng vào thực tế. Quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?

Luật sư Trịnh Ngọc Ninh
Luật sư Trịnh Ngọc Ninh – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia

Luật sư: Các quy định mới này, sở dĩ có nhiều tranh cãi là bởi vì dư luận quan tâm đến tính khả thi trong việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.

Dưới lăng kính của Luật sư, chúng tôi đánh giá, Nghị định 117 ra đời đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính đối với người dưới 18 tuổi mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá ở các cơ sở kinh doanh, cũng như cá nhân, tổ chức sử dụng. Tuy nhiên, để nghị định đi vào cuộc sống, cần phải có những giải pháp đồng bộ kể cả về phương diện lập pháp, phương diện triển khai đi vào cuộc sống, và cả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là bài toán phải giải quyết một cách tập thể.

Phóng viên: Theo quy định thì nhờ người dưới 18 tuổi đi mua thuốc lá, rượu bia sẽ bị phạt; bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi cũng bị phạt nặng; dưới 18 tuổi dùng rượu bia, thuốc lá cũng bị phạt. Vậy cơ quan nào sẽ đứng ra tổ chức, phát hiện, xác minh, lập biên bản xử phạt trong các trường hợp vi phạm?

Luật sư: Việc đối tượng dưới 18 tuổi đi mua các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá… rồi các cơ sở kinh doanh bán những sản phẩm này cho những đối tượng dưới 18 tuổi, hoặc để cho người dưới 18 tuổi sử dụng đều là hành vi vi phạm pháp luật. Và Nghị định 117 đã có các mức xử phạt tương đối nghiêm khắc, đảm bảo được tính răn đe.

Tuy nhiên trên phương diện thực tế, Nghị định cũng đã giao cho các cơ quan hành chính cấp xã, các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thực hiện thẩm quyền xử phạt.

Phóng viên: Những quy định này đã gặp phải khó khăn gì trong thực tiễn?

Luật sư: Có một số bất cập bởi vì các địa điểm bán các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá hiện nay đang rất tràn lan, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.
Ngoài ra, các đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi cũng tham gia vào quá trình mua, quá trình bán, quá trình sử dụng cũng hết sức phổ biến. Lực lượng kiểm soát, kiểm tra, thực thi để đưa ra quyết định xử phạt trong những trường hợp này là rất mỏng. Nên rất khó để phát hiện kịp thời xử lý, cũng như xử lý toàn bộ hành vi vi phạm. Tức là số lượng thực tế xử phạt được sẽ là rất ít. Đây là nguyên nhân chính thứ nhất.

Nguyên nhân chính thứ hai, cơ chế để phát hiện ra đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi là theo hình thức nào? Quyền đề nghị được xem giấy tờ tùy thân là quyền của người bán hàng, nhưng quyền có cung cấp hay không lại là quyền của người mua hàng, mà không có chế tài nào xử lý khi người mua hàng không xuất trình giấy tờ. Nên điều này cũng là một khó khăn.

Phóng viên: Vậy theo luật sư, để Nghị định 117 đi vào cuộc sống, để người dân hiểu không vi phạm thì các cơ quan chức năng cần phải có giải pháp như thế nào?

Luật sư: Chúng ta cần phải có một giải pháp đồng bộ đối để xử lý những trường hợp người dưới 18 tuổi mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá …

Việc đầu tiên, chúng ta phải tổng kết thực tiễn về áp dụng Nghị định 117 theo từng quý để có báo kịp thời, để có thể hoàn thiện cơ chế xử lý vi phạm hành chính. Nghị định chưa có quy định về xử phạt đối với cá nhân, tổ chức chứa chấp việc sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá đối với người dưới 18 tuổi. Chúng ta cần bổ sung vào Nghị định 117 liên quan đến các quy định về cơ chế để xử lý vi phạm hành chính. Ở đây chúng ta đang thiếu hoàn toàn cơ chế xử lý. Chúng ta quy định về thẩm quyền, có thẩm quyền; quy định về trình tự, thủ tục, có trình tự, thủ tục; nhưng cơ chế xử lý như thế nào thì chưa có.

Vấn đề thứ ba là công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Phòng, chống tác hại rượu bia và Luật phòng chống tác hại của thuốc lá cần phải gắn với Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính một cách đồng bộ. Phải đặt ra các điều kiện hết sức chặt chẽ đối với những người sản xuất, buôn bán các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá. Phải có những điều kiện tương đối chặt chẽ và Nhà nước kiểm soát được, tránh trường hợp bán tràn lan như bây giờ. Chúng ta không hề kiểm soát được nguồn cung ứng rượu, bia, thuốc lá trên thị trường hiện nay, kể cả những quán vỉa hè, quán cóc đều bán rượu, bia, thuốc lá – đó chính là điểm hở lớn nhất. Phải xây dựng một quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh rượu, bia, thuốc lá chặt chẽ để chúng ta nắm bắt được, kiểm soát được nguồn cung mới có cơ chế giải quyết các vấn đề sau đó.

 Bài viết tham khảo:

Để được tư vấn về Các quy định về quản lý người dưới 18 tuổi mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá, xin liên hệ Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email:luatsuhoanggiatn@gmail.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

 Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi