Phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong vụ án hình sự

Phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm

 Hiện nay, tội phạm đang ngày càng nhiều và mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Nguyên nhân gây ra xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Những cá nhân phạm tội phải chịu trách nhiệm tương xứng với mức độ nguy hiểm mà hành vi phạm tội của mình gây ra. Bên cạnh đó, đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý về phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm

Nội dung tư vấn về phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm

1. Quy định chung về đồng phạm

1.1. Khái niệm đồng phạm

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

 Như vậy, có thể hiểu rằng, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Theo đó, có thể thấy được tính chất nguy hiểm của người phạm tội khi phạm tội có tổ chức, có kế hoạch, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đồng phạm.

1.2. Phân loại đồng phạm:

 Căn cứ khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định bao gồm:

  • Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm;
  • Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm;
  • Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức: là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

 Như vậy, ngoài người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội thì các cá nhân khác với những hành vi cụ thể góp phần thực hiện tội phạm cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

1.3. Căn cứ xác định đồng phạm

1.3.1.Căn cứ khách quan

 Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất 2 người trở lên, 2 người này đều phải có đủ điều kiện của chủ thể phạm tội: Là người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện là tội phạm có chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người đồng phạm là người thực hành.

 Người có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi là người mà khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó.

 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua: Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác; Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.

1.3.2. Căn cứ chủ quan của đồng phạm

Mặt chủ quan của đồng phạm thể hiện ở 02 yếu tố: lỗi và mục đích của tội phạm.

 Thứ nhất, lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm:

Về mặt lý trí: mỗi người đều biết hành vi của mình gây ra nguy hiểm cho xã hội và hành vi của những người thực hiện khác cũng gây nguy hiểm cho xã hội cùng mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không biết hành vi của người cùng thực hiện cũng gây nguy hiểm cho xã hội giống mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu có lỗi trong đồng phạm. Mỗi người đồng phạm phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như tội phạm chung mà họ cùng thực hiện.

 Về mặt ý chí: Các đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Thứ hai, Mục đích phạm tội của đồng phạm:

 Nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi đồng phạm cùng mục đích hay chấp nhận mục đích của nhau. Nếu mục đích không là dấu hiệu bắt buộc thì không cần đặt ra có cùng mục đích hay không.

Đồng phạm
Đồng phạm và phân loại trách nhiệm hình sự của các loại đồng phạm

 

2. Phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm

TIÊU CHÍ

NGƯỜI THỰC HÀNHNGƯỜI TỔ CHỨCNGƯỜI XÚI GIỤC

NGƯỜI GIÚP SỨC

Khái niệmLà người trực tiếp thực hiện tội phạmLà người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạmLà người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Tính chất hành viHành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành.Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều kiện hoạt động của nhóm đó. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm.Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành.So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.
Mức độ trách nhiệm hình sựChịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình.Nguyên tắc xử lý: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm.

Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạtnặng hơn so với các đồng phạm khác.

Thường chịu mức TNHSnhẹ hơn người tổ chức.TNHS của người giúp sức thườnghạn chế hơnso với các đồng phạm khác.
Ví dụĐiều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

+Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

Còn Người đồng phạm khác sẽ có mức phạt thấp hơn: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Điều 330 Tội chống người thi hành công vụ:

+Nếu như người thực hành chỉ chịu mức hình phạt là:bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+Nếu là người xúi giục thì mức hình phạt sẽ cao hơn: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định mộthình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạtđược áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

 Trên đây là nội dung tư vấn về phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong vụ án hình sự. Bài tư vấn trình bày về một số quy định chung về đồng phạm theo quy định của pháp luật và phân loại trách nhiệm hình sự dựa trên một số tiêu chí cụ thế.

Bài viết tham khảo:

 Để được tư vấn về Phân loại trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong vụ án hình sự, xin liên hệ Công ty Luật hợp danh Hoàng Gia theo số điện thoại 07.05.06.8600 hoặc gửi câu hỏi về Email: luatsuhoanggia@gmail.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

 Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi