Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) ngày 29 tháng 4 năm 1999

Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13)

Để đáp ứng các yêu cầu giao dịch của công dân đồng thời quản lý xã hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về Chứng minh nhân dân, trong đó Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) của Bộ Công an ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1999 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân đến thời điểm hiện tại vẫn còn hiệu lực. Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 1999.

BỘ CÔNG AN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
Số: 04/1999/TT-BCA(C13)

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1999

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG AN SỐ 04/1999/TT-BCA(C13) NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/1999/NĐ-CP NGÀY 3 THÁNG 2 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG MINH NHÂN DÂN

Ngày 3 tháng 2 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân (viết tắc là CMND), Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định trên như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG CẤP CMND

  1. Đối tượng được cấp CMND

Điều 3 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định đối tượng được cấp CMND là những người sau đây:

a- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh;

b- Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được hiểu là công dân đó đang sinh sống, làm việc, học tập… tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam;

  1. Đối tượng tạm thời chưa được cấp CMND bao gồm:

a- Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.

b- Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;

c- Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

d- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp CMND.

Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làm các thủ tục cấp CMND.

  1. Quyền và trách nhiệm công dân:

a- Công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tuỳ thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

b- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999.

c- Công dân có trách nhiệm đến công an cấp huyện để đổi lại CMND trong các trường hợp phải đổi CMND, cấp lại CMND nếu mất. Đến công an phường, xã trình báo trong trường hợp bị thu hồi CMND.

d- Những trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại, người nào nhặt được giấy CMND của người khác phải nộp cho cơ quan Công an. Nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND.

  1. Số và thời hạn sử dụng của CMND.

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

II. THỦ TỤC CẤP CMND

  1. Cấp mới CMND.

a- Đối tượng cấp mới gồm: những công dân chưa được cấp CMND theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ và giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ.

b- Thủ tục cấp mới CMND.

– Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;

– Chụp ảnh: ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.

– Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu);

– In vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND;

– Nộp lệ phí cấp CMND.

  1. Đổi, cấp lại CMND:

a- Đổi CMND.

Những công dân đã được cấp CMND mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 và giấy CMND theo Quyết định số 143/CP được đổi lại trong các trường hợp sau:

+ Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;

+ CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;

(…………………………………………………..)

Bạn có thể tải Thông tư 04/1999/TT-BCA: 04_1999_TT-BCA(C13)

 Bài viết tham khảo:

 Đề được tư vấn về Luật Di sản văn hóa năm 2013, xin liên hệ theo số điện thoại 0705.068.600 hoặc gửi câu hỏi về Email:luatsuhoanggiatn@gmail.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng một cách tốt nhất.

 Luật hợp danh Hoàng Gia xin chân thành cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi